Các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng, khoảng 50-70% các tổ chức được quản lý bởi những người không đủ khả năng lãnh đạo. Họ được thuê chủ yếu là vì kiến thức về kỹ thuật, kinh doanh và chính trị, chứ không phải dựa trên kỹ năng lãnh đạo. Những người quản lý như vậy thường là những người truyền đạt kém, không nhạy cảm, không đáng tin cậy, kiểm soát vi mô, dễ bị kích động và “dễ bùng nổ”. Kết quả là nhân viên giảm sút tinh thần và xa lánh lãnh đạo. Vậy làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự?
Sau đây là các cách để trở thành một nhà lãnh đạo:
1. Nhận trách nhiệm
Trở thành một nhà điêu khắc cho công việc và cuộc sống của bạn chứ không phải là một bức tượng. Các nhà lãnh đạo là những người đáng tin cậy – là những tác giả cho cuộc sống của riêng họ. Hãy nhận trách nhiệm vì sự phát triển cá nhân của bạn.
Không ai có thể đầu tư vào thành công và sự thoả mãn của bạn nhiều hơn chính bạn. Điều khiển, bảo vệ và phát triển khả năng tiềm tàng của bạn phụ thuộc vào chính bạn. Bạn không thể bị động hoặc cố để chấp nhận những vai trò người khác giao cho. Hãy biết những điều mình muốn và chuẩn bị để hành động.
2. Biết điểm mạnh của mình
Công việc sẽ ý nghĩa nhất và thoả mãn nhất khi có cơ hội để sử dụng điểm mạnh của mình. Việc lãnh đạo dựa trên nền tảng cơ bản là đặc tính. Biết những điểm mạnh của mình sẽ khuyến khích bạn tìm được cách để chọn môi trường làm việc và công việc mà bạn có thể phát huy bản thân tốt nhất. Ví dụ, nếu một trong những điểm mạnh của bạn là trung thành và làm việc nhóm, bạn sẽ trở nên hiệu quả nhất khi là thành viên trong một nhóm nào đó.
Nếu công bằng là một trong những điểm mạnh lớn nhất của bạn, bạn sẽ thất vọng và không thoả mãn nếu không có cơ hội làm việc về những vấn đề liên quan đến công lý. Nếu bạn là người ham học hỏi, học tập, bạn sẽ cảm thấy buồn chán và thất vọng trừ khi bạn tìm được cách để làm chủ những kỹ năng và kiến thức mới.
Mỗi người có những điểm mạnh khác nhau. Những nhà lãnh đạo giỏi phát triển tài năng bằng cách gắn kết những thế mạnh của mọi người vào công việc. Họ thừa nhận sự đóng góp và biểu dương những thành tích đạt được.
Hãy bắt đầu việc lãnh đạo tốt bằng việc giành được từng thành công nhỏ. Hãy nhớ rằng, thậm chí những chiến thắng nhỏ cũng đủ để xây dựng sự tự tin và phát triển khả năng lãnh đạo.
3. Tạo ra tầm nhìn
Bắt đầu phát triển khả năng lãnh đạo bằng việc tạo ra tầm nhìn cá nhân. Tầm nhìn của bạn là một bức tranh về tương lai mà bạn có thể đạt đến. Nó sẽ thể hiện giá trị, những đóng góp mà bạn muốn tạo ra, và cách bạn muốn sống.
Không có tầm nhìn rõ ràng, rất dễ bị những mong muốn của người khác dẫn dắt mình. Hãy luôn hỏi tại sao, biết mình đang làm gì và hướng tới mục tiêu như thế nào sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp, cũng như sẽ kiên cường đối mặt với các chướng ngại vật.
4. Lựa chọn một môi trường làm việc phù hợp
Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải là chấp nhận giữ một vị trí trong tổ chức mà trái ngược lại những giá trị của họ. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều biểu hiện làm việc tồi và thường xuyên thay đổi công việc.
Trong một tổ chức có những giá trị ngược với những giá trị của bản thân, bạn sẽ khó giành được vị trí lãnh đạo hơn là ở trong một tổ chức mà bạn có thể giữ nguyên được những nguyên tắc của bản thân.
5. Thiết lập một ban cố vấn riêng cho mình
Dù bạn là người luôn tự lực cánh sinh, sẽ có lúc bạn cần đến sự giúp đỡ và hỗ trợ. Thậm chí nếu bạn được bố trí một người cố vấn thì giống như “một cuộc hôn nhân bị sắp xếp”, bạn cũng không cảm thấy có thể đáp ứng được những nhu cầu phát triển nghề nghiệp mà bạn cho là quan trọng nhất. Do đó, thiết lập một ban cố vấn riêng có thể khuyến khích bạn giành được sự ủng hộ từ những người khác.
Để xây dựng một ban cố vấn cho bản thân hiệu quả, bạn cần làm rõ các nhu cầu của mình. Xác định các kỹ năng bạn cần để giành được các mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đặt ra trong một, hai năm tới. Trong lúc đó, quan sát những người bạn muốn cạnh tranh hoặc những chuyên gia trong lĩnh vực đó mà bạn yêu thích. Hãy tìm kiếm cả ở trong cũng như ngoài phạm vi làm việc của bạn.
Những người trong ban của bạn sẽ thay đổi khi nhu cầu học tập của bạn thay đổi. Để phát triển một ban cố vấn:
– Chọn những người mà bạn tin cậy.
– Luôn nhớ rằng sự hợp tác giữa bạn với các cố vấn là mối quan hệ quan trọng, chiến lược và có ý nghĩa.
– Nói rõ mong muốn của mỗi người trong mối quan hệ này.
– Hiểu những điều mà những người cố vấn cần. Một số nhà cố vấn chỉ cần giúp người khác thành công là đủ, trong khi nhiều người khác lại cảm thấy được coi trọng khi bạn đề nghị họ hãy luôn sát cánh với họ trong công việc.
Theo Nguyệt Ánh