Đối thủ trong bóng tối của Google

Hãy quên Apple và Facebook đi. Đó là một công ty đến từ Washington, nhưng cũng không phải là Microsoft. Nếu nhắc đến đối thủ của Google, hẳn nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Apple và chú dế đình đám iPhone, hoặc là gã hàng xóm Facebook trong thung lũng công nghệ Sillicon đang khiến thị trường chứng khoán chao đảo, và xa hơn nữa là Microsoft – hãng phần mềm khổng lồ đến từ Washington. Tất cả đều đúng. Nhưng chưa đủ.
Google còn có một đối thủ thực sự mạnh, một kẻ ngáng đường lớn trong những năm tiếp theo. Đó chính là Amazon.
Google vốn được cả thế giới biết đến là một hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm nổi tiếng, nhưng công cụ đó của Google lẽ đương nhiên phải “kiếm ăn” từ những người có nhu cầu tìm kiếm một thứ gì đấy, và đặc biệt là phụ thuộc vào nhu cầu của những người muốn tìm mua 1 thứ gì đấy trên mạng. Theo tính toán, bộ phận khách hàng tìm mua online chiếm tới 20% tổng lượng tìm kiếm mà Google phục vụ.
Và điều đang khiến Google đau đầu nhất bây giờ là, thay vì sử dụng công cụ của hãng để tìm kiếm sản phẩm, bộ phận khách hàng quan trọng kia đang có xu hướng trực tiếp tìm đến với nhà cung cấp hàng online Amazon.com để tìm kiếm những gì mà họ cần, không thông qua kẻ trung gian là Google nữa.
Dữ liệu lịch sử đang chứng minh đó là một xu hướng thực sự đáng lo ngại với Google. Khi lệnh tìm kiếm trực tiếp trên Amazon tăng 73% trong năm ngoái, và hiện giờ vẫn tiếp tục tăng khi nó thuận lợi hơn cho người dùng.

Trong khi trước đây, khách hàng cần thực hiện 6 bước khi tìm kiếm trên Amazon:
Thứ nhất, dùng 1 từ khóa để tìm kiếm trên Google

Thức hai, phân tích và lựa chọn 1 vài link

Thứ ba, click vào 1 link cụ thể và tìm đến cửa hàng bán trực tuyến sản phẩm đó (chưa kể có khả năng click vào 1 số link không chính xác)

Thứ tư, click chọn sản phẩm đó vào giỏ hàng

Thứ năm, nhập mã số thẻ tín dụng

Thứ sáu, nhập địa chỉ giao hàng
Nhưng hiện nay, khách hàng chỉ cần làm vỏn vẹn 2 bước:

Thứ nhất, dùng chính từ khóa đó tìm kiếm trên Amazon.com

Thứ hai, click chọn mua sản phẩm nhanh chóng bằng thông tin thẻ tín dụng với địa chỉ đã được Amazon tự lưu nếu trước đó bạn là một khách hàng thường xuyên.

Đó chính là lý do tại sao Amazon lại có khả năng đe dọa Google mạnh hơn cả Apple hay Facebook.

Theo strategy