Hành động của khách hàng chuyển tải thông tin gì?

Trong quà trình giao lưu khách hàng sẽ có ý hoặc là vô ý thức thông qua những động tác có thể truyền đạt ra một số thông tin nào đó, quan sát cẩn thận và chính xác, tìm hiểu những động tác cơ thể này sẽ làm cho quá trình giao tiếp giao tiếp tăng hiệu quả một cách rõ rệt. làm thế nào để tìm hiểu những động tác cơ thể của khách hàng, xin xem chi tiết say đây:
Trong quá trình giao tiếp, động tác cơ thể của khách hàng có rất nhiều loại, nếu phân tích tìm hiểu từng động tác một là không thực tế, ngôn ngữ cơ thể có thể biểu đạt thông tin nhiều nhất qua ánh mắt, nét mặt, tay hoặc những động tác khác v..v… Trong lúc tìm hiểu động tác cơ thể của khách hàng, nhân viên marketing có thể bắt đầu từ nhưng điều sau:
Ánh mắt
Nếu ánh mắt của khách hàng từ đầu đến cuối chỉ chăm chú vào công việc đang làm mà không quan tâm tới sự giới thiệu của bạn thì chứng tở rằng họ có thái độ lạnh lung để từ chối tiếp người khác.
Nếu khách hàng nhìn chằm chằm vào sản phẩm có bao bì đẹp, nhân viên marketing có thể thông qua các hình thức giới thiệu hấp dẫn về sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Ánh mắt của khách hàng có sự thay đổi theo nội dung giao lưu. Trong trường hợp này, những nhân viên marketing có kinh nghiệm, sẽ có thể nắm bắt được thông tin quan trọng từ những đổi thay này. Ví dụ, trong lúc bạn đang hào hứng giới thiệu sản phẩm của mình mà khách hàng đã nhắm mắt lại hoặc nhìn ngang nhìn dọc, điều đó chứng tỏ rằng khách hàng đã chán nản hoặc là mất hứng thú với sự giới thiệu của bạn. Khi xảy ra những trường hợp này, bạn nên thay đổi chủ đề hoặc dừng lại, thu hút khách hàng vào câu chuyện để tìm hiểu vấn đề mà khách hàng quan tâm thực sự.
Nét mặt
Những khách hàng có nét mặt nghiêm túc, đôi môi mím chặt, tốc độ ăn nói không nhanh, không chậm, điệu nói kiên định, thường là khách hàng trọng lý trí hơn. Trong lúc giao tiếp với loại khách hàng này, tốt nhất nhân viên marketing nên bám chặt chủ đề câu chuyện, không nên nói đông nói tây. Với những câu hỏi của khách hàng này đưa ra, bạn nên trả lời một cách tự tin và kiên định, không trả lời lấp lửng nước đôi hoặc né tránh.
Những khách hàng luôn có nét mặt ngơ ngác và hay thay đổi, thường là những người nhạy cảm, có khi chỉ cần một lời nói tình cảm một chút cũng khiến họ có sự đồng cảm mãnh liệt hay một động tác nho nhỏ không thích đáng cũng có thể làm cho họ cảm thấy bị tổn thương. Đối với những loại hàng này nhân viên marketing phải chịu khó và quan tâm họ nhiều hơn để lắng nghe ý kiến của họ
Tay
Khách hàng thường thông qua động tác lắc tay liên tục hoặc một số động tác khác để tỏ ý từ chối, nếu như nhân viên marketing coi như chưa nhìn thấy những động tác của họ, bạn có thể bị đuổi ra ngoài ngay, nếu để ra trường hợp này thì bạn rất khó đạt được mục đích của mình. Nếu phát hiện khách hàng có động tác mạnh tay gõ bàn hoặc lắc tay, bạn nên suy nghĩ lại những hành vi của bạn xem có làm cho khách hàng chán nản và không hài lòng hay không để áp dụng những biện pháp thích hợp.
Những động tác khác:
Khi khách hàng hay ngẩng mặt lên một chút, chứng tỏ rằng khách hàng đang hứng thú câu chuyện của bạn. Với những câu chuyện thú vị, người ta luôn mong muốn được nghe kĩ hơn.
Nheo mắt. Điều này thể hiện khách hàng đang trầm tư suy nghĩ. Họ không chỉ đang tập trung nghe bạn nói mà còn đang tính toán việc gì đó.
Môi xếch lên, miệng thông thường nữa mở nửa mím. Môi chay xệ xuống, là một hành vi khinh bỉ; Môi mím chặt lại, chứng tỏ họ không muốn tham gia câu chuyện của bạn; lúc môi xếch lên chứng tỏ họ cảm thấy hứng thú, lúc miệng nửa mở chứng tỏ họ muốn cùng bạn thảo luận về một vấn đề nào đó.
Thường xuyên phối hợp với nhân viên marketing. Động thái này chứng tỏ khách hàng đã tích cực tham gia vào câu chuyện của bạn. Khi khách hàng trả lời liên tục bằng ‘’ ừ ừ”, hoặc gật đầu, thì chứng tỏ rằng khách hàng đã khẳng định về vấn đề nào đó mà bạn đã nói.
Một số động tác thể hiện thái độ nào đó
Mở cửa và tiếp nhận: Cười; chìa tay ra; đôi mắt nhìn thẳng.
Phối hợp: Lúc nói chuyện ngả người về phía trước, ngồi sát mép ghế; thả lỏng cơ thể; chìa 2 tay ra; cởi cúc áo khoác; tay chống lên cằm.
Tự tin: Cằm ngửa lên; khi ngồi; phần trên cơ thể cúi đổ về phía trước; lúc đứng thẳng người lên, hai tay chắp ra sau lưng; đút tay vào túi quần; ngón cài thò ra ngoài; hai bàn tay chắp vào nhau thành hình ngọn tháp, bẻ cổ áo khoác.
Căng thẳng: huýt sáo, hút thuốc lá, đứng ngồi không yên, lấy tay bịt miệng; mạnh tay kéo tai, bẻ ngón tay; nghịch chìa khóa hay tiền để phát ra tiếng động lung tung.
Thiếu cảm giác an toàn: Cấu vào da thịt; ngậm bút vào mồm; hai tay cái đan vàonhau; cắn móng tay…
Trắc trở: hơi thở gấp gáp, nắm chạt hai tay; bứt tóc; xoa cổ; tay nắm chặt; bẻ ngón tay; dung ngón trỏ ấn vào đâu đó…
Phòng vệ: Khoanh tay trước ngực; nhìn trộm, nhìn lén; sờ mắt sờ mũi, cười mím chặt môi; cằm nhăn nhó; lúc nói mắt nhìn xuống đất; nhìn chằm chằm; nắmchặt hai tay; lúc nói ngón tay chỉ vào người khác; dứ tay ra hiệu; xoa cổ; nắm tay xoa vào nhau; hai tay chắp sau gáy; ngồi đổ người ra ghế.
Ánh mắt của khách hàng có thể truyền đạt thông tin gì?
Nếu ánh mắt của khách hàng từ đầu đến cuối chỉ chăm chú vào công việc đang làm mà không quan tâm tới sự giới thiệu của bạn thì chứng tỏ rang họ thường có thái độ lạnh lung để từ chối người khác.
Nếu khách hàng nhìn chằm chằm vào sản phẩm có bao bì đẹp, nhân viên marketing có thể thông qua các hình thức giới thiệu hấp dẫn về sản phẩm để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Ánh mắt của khách hàng có sự thay đổi theo nội dung giao lưu. Trong trường hợp này, những nhân viên marketing có kinh nghiệm, sẽ có thể nắm bắt được thông tin quan trọng từ những đổi thay này. Ví dụ, trong lúc bạn đang hào hứng giới thiệu sản phẩm của mình mà khách hàng đã nhắm mắt lại hoặc nhìn ngang nhìn dọc, điều đó chứng tỏ rằng khách hàng đã chán nản hoặc là mất hứng thú với sự giới thiệu của bạn. Khi xảy ra những trường hợp này, bạn nên thay đổi chủ đề hoặc dừng lại, thu hút khách hàng vào câu chuyện để tìm hiểu vấn đề mà khách hàng quan tâm thực sự.

Theo foman.vn