Mấy năm gần đây, với xu hướng “PR lên ngôi”, Tuy nhiên, với nguồn thông tin tràn ngập và nhu cầu PR của doanh nghiệp quá nhiều như bây giờ, người tiêu dùng ngày càng “bội thực” thông tin PR.
Mấy năm gần đây, với xu hướng “PR lên ngôi”, bài PR trên báo, tạp chí đã trở thành lựa chọn của các doanh nghiệp thay vì các mẫu quảng cáo như trước đó. Đặc biệt, với các doanh nghiệp nhỏ của VN, tin, bài PR là công cụ được lựa chọn hầu như tuyệt đối. Tuy nhiên, với nguồn thông tin tràn ngập và nhu cầu PR của doanh nghiệp quá nhiều như bây giờ, người tiêu dùng ngày càng “bội thực” thông tin PR.
Họ dễ dàng bỏ ra những bài PR lộ liễu và thô thiển, khiến cho “lá bùa” PR ngày càng mất “thiêng”. Do vậy, để phát huy tác dụng của PR, tạo hiệu quả cho việc xây dựng hình ảnh hoặc quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải sử dụng công cụ này một cách sắc bén, khôn ngoan hơn. Cụ thể hơn, để một bài PR của bạn trên báo không bị nhanh chóng lật qua, bạn nên:
1. Hãy viết nó như viết một bài báo:
Trong đó, hãy thể hiện tính báo chí từ quan điểm tiếp cận đến cách thể hiện câu chữ. Một bài báo phải mang đến những giá trị mà người đọc có thể tiếp nhận, như thông tin, kinh nghiệm, những câu chuyện kể hấp dẫn và có ích cho người khác.
2 Đừng biến bài PR thành bảng kê khai thành tích cá nhân.
Đây là chuyện mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Bạn luôn muốn “khoe” với công chúng bao nhiêu bằng khen, giấy chứng nhận, thành tích mà bạn đã đạt được, như một cách bảo chứng cho sự uy tín, chuyên nghiệp của công ty. Nhưng đặt mình vào trường hợp của người đọc, liệu bạn có hứng thú khi mở báo ra để đọc một bảng khai thành tích với những ngôn từ trên mây? Và bạn sẽ tìm đến công ty đó để mua hàng? Thành tích của bạn, hãy “khoe” khéo léo hơn! Mà thành tích tốt nhất chính là sự hài lòng của khách hàng khi họ đến với mình.
3 Đừng quá tham nội dung!
Đôi khi do kinh phí hạn chế, doanh nghiệp muốn chuyển tải tất cả những vấn đề muốn nói đến công chúng trong một dung lượng bài PR hạn hẹp. Điều này sẽ biến bài PR thành những bảng thông báo nặng nề và sẽ hợp hơn, đáng tin cậy hơn nếu bạn để trên đó dòng chữ “thông báo”.
4 Đừng áp đặt chủ quan!
Bài PR khác với một mẫu quảng cáo báo vì nó gần với bài báo hơn, nghĩa là phía các tòa soạn sẽ có nhiều yêu cầu với bạn hơn so với việc đơn thuần là thiết kế trang quảng cáo rồi gởi đến cho họ đăng. Do vậy, bạn cần kiên nhẫn, biết lắng nghe và chấp nhận thảo luận để hai bên tìm thấy điểm chung trong quá trình chuyển tải bài PR lên báo. Đừng bao giờ quan niệm “tôi bỏ tiền nên anh nhất định phải làm theo tôi!”
5 Nhờ báo chí tư vấn.
Nhiều khi, người làm PR không hiểu hết những yêu cầu chuyên môn của một quy trình xuất bản báo, tạp chí, do vậy, yêu cầu và cách làm PR của bạn sẽ rất khó được đơn vị báo chí chấp nhận bởi sẽ gây ảnh hưởng chung đến nội dung, hình thức của toàn bộ ấn phẩm. Do đó, hãy có những người bạn làm báo đáng tin cậy để tư vấn cho bạn cách thực hiện một bài PR mang thông điệp tốt nhất đến người tiêu dùng.
Theo doanhnhan.net