10 lỗi tuyển dụng phổ biến

Dưới đây là mười sai lầm phổ biến nhất của những người tuyển dụng và vài lời khuyên để phòng tránh:

Ảnh minh họa


1. Tuyển người không phù hợp

Hãy suy nghĩ về một công việc mà nhân viên của bạn đã không thực hiện tốt. Người ấy không đủ kỹ năng đáp ứng hay vì giá trị của họ không phù hợp với công ty? Khả năng rất lớn có thể do không phù hợp với văn hóa của tổ chức. Vì vậy, hãy chọn người phù hợp hoặc chỉ cần đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên cũng đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

2. Thiếu kỹ năng phỏng vấn
Có người chia sẻ rằng họ tuyển nhân viên một cách ngẫu nhiên, đột xuất qua một sự kiện nọ có người đó làm tình nguyện viên. Nhất thời, nhân viên tình nguyện đó là phù hợp, nhưng khi bắt tay vào việc thì sự tuyển dụng ngẫu hứng này đôi khi sẽ thành một sai lầm tệ nhất trong quyết định tuyển dụng của bạn. Hãy học cách đánh giá hành vi và tâm lý con người thông qua các kỹ thuật phỏng vấn. Bạn cần gặp gỡ, trao đổi chi tiết cùng ứng viên rồi sau đó cân nhắc xem họ có phải là người để phát triển mối quan hệ lâu dài không hay chỉ là một lần hợp tác.

3. Đòi hỏi nhân viên phải hành động như là người chủ

Chỉ những người có sở hữu cổ phần mới hành động như người chủ. Nếu muốn nhân viên của bạn làm mọi điều tốt nhất cho công ty, bạn hãy chia sẻ với họ những lợi ích tương xứng.

4. Đề bạt vị trí quản lý vì thâm niên làm việc
Đây là một “kịch bản” hết sức cũ kỹ: người nhân viên này đã làm việc năm năm trong một bộ phận, lâu hơn tất cả mọi người khác, thế nên phải thăng chức cho họ. Không quan tâm rằng người này có mong muốn quản lý những người khác hoặc họ có những tố chất luôn được tìm thấy ở người lãnh đạo hay không. Những câu chuyện thế này thường kết thúc không có hậu. Hoặc là bạn khiến cho rất nhiều nhân viên khác thất vọng và bất mãn, vì họ là người đang gánh nhiều trọng trách hơn, rồi họ nghỉ việc. Hoặc là người mới ngồi vào vị trí quản lý sẽ bị thất bại nặng nề do họ chưa bao giờ thực sự có cơ hội để hoàn thành nó. Hãy thăng chức cho những ai thực sự mong muốn và có năng lực để đảm đương vị trí mới.

5. “Đem con bỏ chợ”
Dù cho bạn có rất nhiều kinh nghiệm tuyển dụng, có thể thuê được nhân viên giỏi và thạo việc, nhưng hãy luôn nhớ rằng thực tế công việc tại mỗi cơ quan sẽ khác nhau. Đừng thuê một người sau đó để họ tự loay hoay một mình với các nhiệm vụ. Hãy có kế hoạch chào đón người mới để họ có thể dễ dàng hòa nhập cùng tổ chức. Trao đổi về trách nhiệm, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên và chờ xem hiệu suất công việc của họ tăng vụt.

6. Thất bại trong quản lý hoạt động
Đừng nói rằng bạn không có một quy trình quản lý mức độ thể hiện công việc bởi chỉ các công ty rất lớn mới áp dụng. Có một lý do để những quy trình này là cần thiết. Nhân viên muốn được biết những gì công ty kỳ vọng ở họ. Và họ cũng muốn được chia sẻ khi họ không đáp ứng các mong đợi để có thể cải thiện mình tốt hơn. Hãy hỏi nhân viên của bạn về ý tưởng này. Đó là cách để đo lường, nếu bạn muốn tối đa hóa năng suất và sau đó là quản lý hiệu suất làm việc.

7. Giữ lại nhân viên yếu kém

Bạn có thường suy nghĩ: “Uhm, anh abc này thực sự không được việc” không? Nếu có, thế tại sao người đó vẫn còn làm việc ở đây? Hãy dứt khoát thay thế một người khác có khả năng hơn và bạn sẽ thấy hiệu quả công việc được cải thiện trong toàn bộ máy.

8. Thiếu tổ chức
Nhiều doanh nghiệp được thành lập với người chủ từ những công ty có bộ máy quản lý đầy quan liêu, họ chấp nhận sự lỏng lẻo trong tổ chức của mình. Lỏng lẻo là một đằng, hỗn loạn lại là một lẽ khác. Chúng ta cần phải đặt một nền tảng vững chắc thì mới có thể duy trì và tăng doanh thu. Chi phí để tìm kiếm và tạo lập nguồn nhân lực tốt sẽ đáng giá gấp mười lần chi phí mà bạn phải bỏ ra sau này để sữa chữa mớ hỗn độn hoặc ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra. Hãy cấu trúc cho mọi thứ vào đúng chỗ để bạn có thể tập trung làm những điều tốt nhất và phát triển sự nghiệp của mình.

9. Đối xử “cào bằng”
Đối xử công bằng là tốt, nhưng tưởng thưởng lại cho mọi đóng góp đều bằng nhau là không công bằng. Nhiều người chủ thường cho tất cả nhân viên của mình mức tăng lương hoặc quyền quyết định như nhau bất kể đóng góp hoặc kinh nghiệm thế nào. Nói với một nhân viên kỳ cựu luôn có hiệu quả công việc thuộc top đầu công ty trong suốt ba năm rằng “anh không được phép làm việc từ xa mỗi tuần một ngày nữa vì như thế là không công bằng với người khác” không phải là một ý hay, nó chẳng truyền thêm chút cảm hứng nào cho những cam kết bổ sung. Hãy đối xử với mọi người như chính những gì cá nhân họ thể hiện. Khen thưởng những ai xứng đáng và chuẩn bị trả lời cho những người khác rằng tại sao họ không được như vậy.

10. Làm mọi việc một mình

Nếu bạn có thể tự mình làm mọi việc, vậy tại sao các nhiệm vụ vẫn chưa thực hiện xong? Chúng ta chỉ nên khởi động một dự án phụ khi đã chắc chắn rằng mình có đủ thời gian để hoàn tất. Nó sẽ chiếm trọn thời gian mà bạn có để đầu tư cho các hoạt động quảng bá dịch vụ của mình. Hãy tự lượng sức. Hãy ngừng dồn sức lực cho những việc riêng rồi phải tìm thuê nhân viên thời vụ cho kịp tiến độ công việc. Cuối cùng, bạn sẽ tự hào vì mình đã quyết định làm điều đó.