Làm công việc bạn yêu thích sẽ khiến bạn làm việc chăm chỉ hơn, nhưng điều đó không đủ để đảm bảo mang lại cho bạn nguồn thu nhập và lối sống như mong muốn. Vì thế, nếu bạn đang muốn rời bỏ công việc an toàn hiện tại để thử sức với niềm đam mê của mình, hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây.
Khi quyết định bỏ công việc tại công ty nhiều năm trước đây để theo đuổi nghệ thuật ẩm thực, tôi không nghĩ xa xôi nhiều ngoài việc được làm công việc tôi yêu thích hàng ngày – nấu ăn. Nhưng rất nhanh sau đó, tôi đã nhận ra rời bỏ một nghề nghiệp an toàn để làm một việc khác không đơn giản như thế.
Làm công việc bạn yêu thích sẽ khiến bạn làm việc chăm chỉ hơn, nhưng chỉ thế thì không có nghĩa bạn có một công việc kinh doanh tốt. Công việc sau cùng phải đem đến những cơ hội xứng đáng, nơi tinh thần doanh nhân được phát huy, nơi gặp gỡ của niềm đam mê và khiếu kinh doanh thực sự.
Hành trình trong công việc bếp núc đã dạy tôi vô số bài học ngoài bài học về thời gian và nhiệt độ. Nếu bạn đang tìm cách thay đổi công việc của mình, thì dưới đây là một số bài học mà tôi đã từng thử và kiểm tra:
1. Hãy coi các mục tiêu như các công thức. Nhớ làm từng bước một
Bạn rất dễ sa lầy nếu làm hàng ngày, mặc dù có thể bạn đang làm điều bạn rất yêu thích nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào bạn cũng yêu thích nó. Việc chia nhỏ các mục tiêu và có một tầm nhìn rõ ràng cho phép tôi duy trì sự bình tĩnh và tập trung trong cả quá trình. Hãy luôn ghi nhớ các mục tiêu sau cùng của mình, nhưng hãy thử ghi nhận mà không nhìn lại quá khứ những gì bạn đã đạt được hôm nay. Tôi thường nhắc nhở bản thân rằng tôi luôn học tập và tiến từng chút một tới giấc mơ của mình.
2. Tìm hiểu những người đi trước
Khi thay đổi nghề nghiệp, tôi đã nghiên cứu những siêu sao đầu bếp như Jean-Georges và Thomas Keller, cũng như những người có những món ăn thành công và thương hiệu về lối sống như Martha Stewart và Giada de Laurentiis. Tôi muốn hiểu rõ hơn về hoàn cảnh cũng như thành công và sai lầm mà những người này đã gặp phải. Tôi không bao giờ kỳ vọng đi đúng con đường của họ, nhưng tôi hiểu cách họ đạt được mức độ thành công hiện tại.
3. Luôn có điều gì đó để cung cấp
Tôi đã đi du lịch khá nhiều, học tập từ các đầu bếp và những người nấu ăn tại gia trên khắp thế giới. Khi tham quan một địa danh mới, tôi thích theo sát các đầu bếp chuyên nghiệp và đầu bếp tại gia để học hỏi các kỹ thuật, món ăn của họ. Đó từng là một thách thức lớn với cả người nước ngoài và phụ nữ. Tôi thường khởi đầu bằng cách hỏi xem liệu tôi có thể theo dõi công việc của họ trong một ngày không. Đổi lại, tôi đề xuất giúp họ công việc chuẩn bị và làm thứ gì đó, có thể là bữa ăn gia đình của nhân viên hoặc một thực đơn mà đầu bếp đó không biết. Dành thêm chút thời gian để xây dựng lòng tin và có điều gì đó để cung cấp sẽ khiến mọi người cởi mở hơn.
4. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người làm tốt hơn bạn
Hãy sử dụng mạng lưới và nguồn lực của bạn một cách thận trọng. Nếu bạn không có một kỹ năng nào đó, có thể là bạn sẽ biết ai đó có kỹ năng này. Ví dụ, tôi muốn tự mình chụp lại các công thức từ chính quyển sách của mình nhưng tôi không phải là một thợ chụp ảnh chuyên nghiệp. Tôi đã mua một chiếc máy ảnh tuyệt vời, kiếm một nhiếp ảnh giỏi và người bạn sẵn sàng dạy tôi, đồng thời để bản thân sẵn sàng thử nghiệm và mắc lỗi.
5. Chuẩn bị cho sự không thoải mái
Một số bài học tuyệt vời nhất và những kinh nghiệm khiến tôi hài lòng nhất lại tới từ những lúc tôi không hoàn toàn thoải mái với những việc tôi đang làm nhất. Khi tôi ký kết thỏa thuận viết cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của mình, tôi đang mang bầu và phải làm việc toàn thời gian. Tôi phải viết, nấu, kiểm tra và chụp ảnh toàn bộ cuốn sách. Ý tưởng này khiến tôi sợ hãi. Đã có những ngày tôi kiệt sức đến nỗi không nhấc nổi người ra khỏi giường. Nhưng giờ cuốn sách đã hoàn thành và sẽ ra mắt trong năm nay.
Điều này chỉ ra rằng: Khi buộc phải cố gắng, bạn hãy cố gắng hết mình. Vì thành công chỉ ở đâu đó quanh bạn thôi.
Theo Entrepreneur/hoclamgiau