Biểu tượng của Liên minh châu Âu bị treo trên tam thánh giá. Ảnh: Cortes/Twitter NV
Kế hoạch Liên minh châu Âu từ những năm 1950 bị treo trên “tam thánh giá” – biểu tượng của cờ UK hay còn được biết đến với tên Union Jack. Trong lá cờ có 3 chữ thập chồng chèo lên nhau, mỗi chữ thập biểu tượng cho một vị thánh trông nom một vùng đất: Anh, Scotland và Ireland.
EU cố gắng kéo con thuyền UK không căng buồm ra khơi. Ảnh: IWP
Trong khi vận động trước thềm cuộc trưng cầu dân ý ở UK, hầu hết các nước thành viên EU đều thuyết phục người dân Anh hãy ở lại, duy trì mối quan hệ 43 năm với khối kinh tế – chính trị EU.Bức tranh được vẽ vào hôm 21/6, tức 2 ngày trước khi cuộc trưng cầu dân ý diễn ra. Hoạ sĩ đã cho thấy nỗ lực thống thiết của châu Âu để ngăn cản con thuyền Anh căng buồm ra khơi.
Con thuyền UK cô đơn ngoài khơi. Ảnh: Twitter NV
Nhưng điều gì đến thì cũng đã đến. Anh phớt lờ tất cả những lời cảnh báo từ IMF, WB, UN, NATO, các trường đại học, nhà khoa học, lãnh đạo các nước từ miền Đông cho đến miền Tây và cả thế hệ người trẻ ở Anh.
Những nhà bình luận cho rằng quyết định của Anh không những chia cắt cuộc hôn nhân của Anh với EU mà còn chia cắt 2 thế hệ người dân Anh: giữa người trẻ và người già; giữa những khu vực ủng hộ và phản đối. Những người ủng hộ ở lại gọi sự ra đi này đơn thuần chỉ là tự đi tìm sự cô đơn.
Bên cạnh những bức biếm hoạ tiêu cực thì cũng có những điểm sáng.
Ảnh: Twitter NV
Trong một bức tranh, Thủ tướng Angela Merkel và Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schäuble đang nhìn những tấm biển “ở lại” và “ra đi” một cách chăm chú. Trong đó, bà Merkel còn đặt tay lên đầu và thở dài: “Ơn chúa, mọi chuyện đã kết thúc.”
Một bức biếm hoạ thể hiện khát khao muốn đượt thoát khỏi chiếc máy bay của EU đến nỗi từ chối lời mời đeo dù. Ông nói: “Xin cảm ơn nhưng lá cờ sẽ giúp tôi.” Ảnh: Twitter NV
Chúng ta biết lấy ai ra để đổ vạ lỗi lầm bây giờ? Ảnh: Twitter NV
Nếu không còn bà Merkel và 500 triệu công dân EU, nhiều người còn đặt câu hỏi vậy nước Anh lấy đâu ra người để đổ vạ lỗi lầm.
Theo Trí Thức Trẻ/CafeF