Nếu bạn tạo được những biểu đồ đẹp mắt, chất lượng, sẽ gia tăng hiệu quả tương tác với người đọc. Ngược lại, không biết lựa chọn màu sắc phù hợp sẽ khiến người xem báo cáo bị nhiễu, không thể tập trung vào thông tin.
Đó là lí do vì sao chọn màu phù hợp luôn là điều kiện tiên quyết khi tạo lập một biểu đồ. Việc chọn màu phù hợp, đẹp mắt, sáng tạo cho biểu đồ sẽ tạo nên sự thành công cho bản báo cáo hay bài thuyết trình của bạn.
1. Không chọn những màu sắc quá rực rỡ, khiến người đọc quên đi bị nhiễu
Đây là điều quan trọng nhất mà người làm báo cáo phải nắm rõ. Bạn nên chọn những gam màu dịu mắt sẽ giúp cho biểu đồ trở nên dễ hiểu hơn. Tuyệt đối tránh các gam màu tạo hiệu ứng thị giác mạnh như vàng sáng, xanh nõn chuỗi, hồng rực hay tím hồng…
Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều màu trong cùng một biểu đồ. Quá nhiều màu sắc sẽ khiến người đọc nhầm lẫn, từ đó phân tâm khỏi các thông tin được trình bày.
2. Tránh phối những cặp màu đối lập trên vòng tuần hoàn màu sắc
Một trong những phương pháp dễ nhất để tránh sự nhầm lẫn cho người đọc không sử dụng những cặp màu đối lập trên vòng tuần hoàn màu sắc.
Vòng tuần hoàn màu sắc và các màu đối lập
Thay vào đó, có một sự lựa chọn thông minh hơn cho chính bạn là sử dụng bảng màu lạnh hoặc bảng màu nóng.
Bảng màu lạnh
Bảng màu nóng
3. Sử dụng màu sắc thể hiện chủ đề thông tin
Thông thường, bạn nên tránh những gam màu với độ tương phản lớn. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Trước tiên, hãy cùng tham khảo ví dụ dưới đây:
Màu xanh là biểu tượng của Đảng Cộng hòa (Democratic), trong khi đó màu đỏ là của Đảng Dân chủ (Republican). Những màu sắc tượng trưng này rất phổ biến, vì vậy người đọc dễ dàng liên tưởng đến đối tượng được nói đến cũng như các thông tin liên quan. Sử dụng màu sắc phản chiếu chủ đề dữ liệu sẽ giúp chúng trở nên dễ hiểu, dễ cảm nhận hơn rất nhiều.
4. Sử dụng các sắc thái màu để thể hiện những giá trị khác nhau
Để tạo sự thống nhất trong một biểu đồ, người ta thường sử dụng các sắc thái khác nhau của cùng một màu sắc. Thông qua phương pháp này, người đọc hoàn toàn sẽ không bị phân tâm bởi màu sắc và có thể tập trung vào dữ liệu.
5. Sử dụng những gam màu sáng để nhấn mạnh những ý quan trọng
Đôi khi bạn chỉ muốn người đọc chú tâm vào một điểm hoặc một phần dữ liệu. Trong trường hợp đó, bạn nên dùng một gam màu sáng để phân biệt một dòng, một vùng với những phần còn lại.
6. Dùng sắc thái màu đậm hơn làm nổi bật một phân đoạn
Cũng giống với phương pháp trên, nếu bạn không muốn sử dụng một màu sắc khác biệt để nhấn mạnh một điểm trên đồ thị, bạn có thể sử dụng gam đậm hơn của màu đó.
Theo Trí Thức Trẻ