ILO đưa ra 8 khuyến cáo dành cho ngưới sử dụng lao động

ILO ( Tổ chức lao động quốc tế )đưa ra 8 khuyến cáo dành cho người sử dụng lao động như sau:

1- Quản lý tốt về con người sẽ là một yếu tố cạnh tranh của một DN: VN đã gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt. Quản lý tốt về con người đòi hỏi những chính sách quản lý nhân sự hiệu quả để bảo đảm tính công bằng và hỗ trợ thông tin hai chiều nhằm đạt được hiệu quả cao.

2.Gặp gỡ thường xuyên giữa quản lý và NLĐ. Việc thiết lập một kênh thông tin hai chiều sẽ giúp lãnh đạo DN hiểu những quan điểm và tâm tư, nguyện vọng của NLĐ. Từ đó xây dựng chính sách phản ánh đúng những quan điểm và tâm tư, nguyện vọng đó.

3.Khuyến khích những CN làm việc tốt và có năng suất cao hơn.

4.Hiểu, tuân thủ pháp luật lao động cùng những thỏa thuận hợp pháp khác giữa NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ).

5.NSDLĐ chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với tổ chức CĐ ở DN sẽ mang lại sự ổn định nơi làm việc. Khi không có một CĐ hoạt động tốt và đáng tin cậy tại DN, NSDLĐ sẽ thiếu một đối tác đáng tin cậy từ phía NLĐ để thảo luận và chia sẻ những vấn đề khó khăn của DN.

6.Thương lượng và ký kết một thỏa ước lao động tập thể đúng nghĩa bao gồm các thỏa thuận về lương và điều kiện làm việc giúp giảm khả năng xảy ra các cuộc đình công tự phát. Ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của NLĐ và NSDLĐ trong thương lượng tập thể, khuyến khích NLĐ sử dụng thương lượng tập thể như một quy trình hiệu quả thay vì đình công tự phát ngay khi cảm thấy không hài lòng. NLĐ qua đó cũng hiểu rằng có những cơ hội để đàm phán định kỳ về lương và cải thiện điều kiện làm việc. Có thể đưa vào thỏa ước lao động tập thể một điều khoản “không đình công”. Theo đó NLĐ cam kết không đình công nếu NSDLĐ thực hiện đúng những nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

7.Những cuộc họp định kỳ giữa lãnh đạo DN và CĐ sẽ giúp xác định và đáp ứng những tâm tư nguyện vọng của NLĐ trước khi chúng trở thành những vấn đề nghiêm trọng, đồng thời tăng cường trao đổi thông tin giữa hai bên.

Quan hệ lao động tốt sẽ là một yếu tố cạnh tranh của DN VN- đặc biệt khi NLĐ ngày càng muốn có một mức lương cao hơn và cạnh tranh toàn cầu trở nên gay gắt hơn.

8.Kịp thời giải quyết tranh chấp ngay khi phát sinh. Cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng, minh bạch và nhanh chóng để giải quyết mọi vấn đề một cách kịp thời theo những nguyên tắc: Luôn nỗ lực giải quyết vấn đề trực tiếp ở cấp thấp nhất; tìm hiểu lợi ích mỗi bên bằng cách đặt câu hỏi “Tại sao?”; tôn trọng quyền của mỗi bên được mưu cầu lợi ích cho mình, dù lợi ích đó không tương đồng với lợi ích của mình; cố gắng đạt được giải pháp có lợi cho cả hai bên; liên hệ với hòa giải viên và các cơ quan chức năng cấp quận, huyện và tỉnh khi không giải quyết được tranh chấp tại DN.

Theo LãnhĐạo