Vấn đề đó là họ thường vô tình nói hoặc hành động khiến ông chủ không hài lòng, không hợp tác và dẫn đến kết quả sẽ đánh giá thấp nhân viên đó. Nếu bạn không muốn nằm trong nhóm những nhân viên làm “mất lòng” ông chủ, tuyệt đối đừng nói 10 câu này với sếp.
1. Đó không phải lỗi của tôi
Thậm chí dù đó thực sự không phải là lỗi của bạn, nhưng nếu bạn nói câu này sẽ khiến sếp cảm thấy bạn chỉ như một đứa trẻ 6 tuổi đang phủ nhận trách nhiệm. Người trưởng thành luôn biết chịu trách nhiệm và hành động để mọi việc tốt hơn. Và ông chủ nào cũng muốn nhân viên của mình đưa ra giải pháp, thay vì đổ lỗi cho nhau, đặc biệt là khi có vấn đề xảy ra.
2. Đó không phải công việc của tôi
Trách nhiệm của bạn không chỉ liên quan đến những công việc mà bạn đang trực tiếp đảm nhiệm hay như trong bản mô tả công việc. Nếu sếp yêu cầu bạn một việc nào khác cần thực hiện thì đó cũng là công việc của bạn. Nếu bạn từ chối công việc ngay trước mặt sếp sẽ chỉ cho thấy bạn khá trẻ con, thiếu tôn trọng và không hợp tác.
3. Chắc chắn đã có sự hiểu lầm ở đây
Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các ông chủ không thể chấp nhận nhân viên lãng phí tiền bạc của công ty chỉ vì sự hiểu lầm với khách hàng hay đối tác. Mỗi ông chủ khác nhau sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau; vì thế hãy tìm ra nhu cầu của ông chủ bạn là gì và đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
Không có gì đáng tự hào khi bạn khoe khoang hay thừa nhận về khả năng uống rượu khi làm việc đêm tại công ty. Điều này sẽ chỉ cho ông chủ thấy rằng bạn không phải là người làm việc nghiêm túc. Thậm chí nó còn khiến ông chủ nghi ngờ liệu bạn có thể gây thất thoát cho công ty vì say xỉn triền miên như vậy.
5. Tôi không thể chịu được anh A/chị B
Các ông chủ sẽ thực sự rất phiền lòng khi họ phải dành thời gian xử lý khúc mắc giữa nhân viên, thay vì giải quyết các vấn đề quan trọng khác của công ty. Họ cũng không muốn lôi kéo phòng nhân sự vào chỉ để giải quyết mâu thuẫn giữa hai đồng nghiệp không thể hòa giải xung đột một cách chuyên nghiệp nhất. Ông chủ luôn muốn nhân viên tôn trọng lẫn nhau và cư xử như những người lớn.
6. Tôi bị ốm
Nếu việc này là sự thật thì nó không vấn đề gì cả, đặc biệt khi bệnh của bạn có thể gây truyền nhiễm. Nhưng nếu đó là một lời nói dối và bị ông chủ phát hiện ra, bạn có thể gặp rắc rối lớn.
Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, nguy cơ những lời nói dối bị phát hiện còn tăng lên rất nhiều. Chỉ cần một cú nhấp chuột trên Facebook hay Twitter, ông chủ hoặc một đồng nghiệp của bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra sự thật.
7. Tôi không biết
Chúng ta đều là con người và không ai có thể hoàn hảo. Vì thế sẽ có những thứ mà bạn không biết hoặc không thể đưa ra được câu trả lời.
Nhưng dự đoán có căn cứ và cam kết tìm ra đáp án sẽ tốt hơn nhiều so với việc nhún vai bỏ qua, đặc biệt lại là trước mặt người đang trả lương cho bạn.
8. Sếp sai rồi
Chỉ trích công khai cấp trên chắc chắn sẽ khiến bạn bị ra rìa trong các cuộc họp, hoặc sẽ chẳng bao giờ được hỏi ý kiến.
Nếu cảm thấy cấp trên mắc lỗi, bạn vẫn có nhiều cách giải quyết việc này, như nói: “Tôi không biết thế này có đúng không, nhưng tôi hiểu là….”. Nó sẽ khiến họ cân nhắc lại và sửa chữa mà không dựng hàng rào bảo vệ với bạn.
9. Tôi cần được tăng lương vì…
Ông chủ của bạn không có trách nhiệm phải đáp ứng toàn bộ nhu cầu thanh toán các loại hóa đơn thẻ tín dụng, nghỉ hè, đi du lịch hay ăn nhà hàng… cho bạn. Thay vào đó, họ chỉ trả lương cho những gì bạn đang cống hiến cho công ty.
Nếu bạn nghĩ rằng mình xứng đáng được tăng lương, hãy đưa ra những dẫn chứng cụ thể về công việc bạn đã hoàn thành, thành tích của bạn chứ đừng đưa ra những nhu cầu của bạn bắt ông chủ phải giải quyết.
10. Tôi sẽ nghỉ việc nếu…
Đừng bao giờ đe dọa sẽ nghỉ việc với ông chủ trừ khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng một nơi làm việc mới. Nếu không rất có thể ông chủ sẽ đồng ý cho bạn nghỉ ngay. Khi đó, nếu bạn xin tiếp tục ở lại, bạn vẫn mất điểm hoàn toàn trong mắt ông chủ.
Theo trí thức trẻ