Những thương vụ đình đám toàn cầu

Mặc dù kinh tế còn khó khăn, nhưng không ít doanh nhân Việt đã chứng tỏ được với thế giới sự bản lĩnh và khả năng tài ba của mình, khi sở hữu những tài sản vô cùng quý giá.

Ông Phạm Đình Nguyên mua thị trấn Buford
Bỏ qua tất cả những khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp và doanh nhân đang phải, với bản lĩnh và sự tài ba của mình, ông Phạm Đình Nguyên – Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), có trụ sở tại TP.HCM vừa qua đã chính thức sở hữu cả thị trấn Buford, Mỹ. Đây được xem là một sự kiện nổi bật được báo chí đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây.
Trải qua một cuộc đấu giá đầy gay cấn, ông Phạm Đình Nguyên đã vượt qua 25 người từ nhiều quốc gia để được sở hữu một thị trấn nhỏ của nước Mỹ, tên Buford với giá là 900.000 USD.
Nếu so về giá trị thì đây không phải là một số tiền quá lớn đối với một doanh nhân, và nó dường như cũng không đáng la bao nhiêu đối với một “đại gia” ở nước ngoài. Tuy nhiên, sự kiện doanh nhân Phạm Đình Nguyên bất ngờ sở hữu một thị trấn ở nước Mỹ lại khiến báo giới đặc biệt quan tâm, bởi tính độc đáo của thị trấn nhỏ nhất nước này.
Minh chứng cho sức hút này, ngay sau sự kiện được xảy ra thì khá nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã đăng tải và đưa thông tin ngỡ ngàng, trong đó cũng có phần ngưỡng mộ về việc một doanh nhân Việt đã vượt qua hàng chục người khác ở trên thế giới để sở hữu cả thị trấn Mỹ.

Phạm Trần Nhật Minh mua Bugatti Veyron
Trước đó, hồi đầu năm 2012 báo giới trong và ngoài nước cũng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực khi, khi mô tả sự kiện một đại gia Việt Nam đã “tậu” về chiếc cho mình chiếc Bugatti Veyron. Đây là một loại siêu xe dân dụng nhanh nhất thế giới.
Suốt một thời gian dài, báo giới trong và ngoài nước không ngừng mô tả về việc những sự kiện xung quanh chiếc siêu xe đắt đỏ này.
Mới ban đầu chỉ là việc mô tả chiếc siêu xe rằng, Bugatti Veyron được mệnh danh như biểu tượng của ngành công nghiệp xe hơi. Đến nay, chỉ có tổng cổng 300 chiếc Bugatti được sản xuất trên thế giới. Siêu xe này không chỉ nổi tiếng bởi giá bán đắt đỏ mà còn nổi tiếng bởi chi phí sử dụng và bảo trì rất tốn kém.
Đặc biệt, cả công nghệ và thiết kế của Veyron đều ở tầm cao hơn hiện tại, vì thế những linh kiện mà Bugatti đặt mua từ nhà cung cấp cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe, và vì các chi tiết đặc thù nên chúng cũng được sản xuất đơn lẻ.
Sau một thời gian phỏng đoán, thì chủ nhân của chiếc siêu xe Bugatti Veyron về Việt Nam, đã được lộ diện, đó không ai khác chính là thiếu gia Phạm Trần Nhật Minh – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH nhựa Long Thành.
Được biết, ngoài siêu xe Bugatti Veyron mà người này mới sở hữu, thì anh còn chủ sở hữu nhiều siêu xe đắt đỏ và nổi tiếng khác như Lamborghini Murielago LP 640, Ferrari F430 coupe màu đỏ, Rolls Royce trắng…
Cũng nổi tiếng lên nhờ một bộ siêu xe “hoành tráng”, Cường “đô la” đã từng khiến báo giới trong và ngoài nước ngưỡng mộ và từng ví anh với những đại gia trên thế giới.
Mặc dù Nguyễn Quốc Cường – Cường “đô la” đang là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Quốc Cường Gia Lai, tuy nhiên trên các phương tiện thông tin đại chúng anh lại xuất hiện với tư cách là người sở hữu bộ siêu xe “khủng” nhiều hơn.

Cường “đô la” nổi tiếng với bộ xe sang
Việc liên tục xuất hiện trên báo chí với cái tên là người có bộ siêu xe hoành tráng là hoàn toàn có lý do, khi mà độ “bạo tay” chi tiền cho xế hộp mà Cường “đô la” đã bỏ ra đã từng khiến chuyên trang ô tô Autoguide của Mỹ phải lên tiếng thán phục. Thậm chí chuyên trang này còn so sánh bộ sưu tập này với hàng loạt chiếc xe siêu sang của một thiếu gia Ả rập.
Theo đó, xe sang mà Quốc Cường sở hữu không hề thua kém vị thiếu gia Trung Đông kia với hàng loạt mẫu xe danh tiếng như Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider…
Khác với những doanh nhân trên, ông Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là “Bầu Đức”, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai lại khiến báo giới giật mình, khi mà tờ Wall Street Journal đã tôn vinh ông trong danh sách các doanh nhân quyền lực ở Đông Nam Á, khi đứng ở vị trí thứ 29 trong danh sách.

Bầu Đức mua máy bay
Theo giới thiệu của Wall Street Journal, ông Bầu Đức là một trong số những người có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất đất nước, ông Đức cũng tham gia các lĩnh vực nhu cao su, đồ gia dụng và thủy điện.
Ngoài ra, Wall Street Journal cho hay, ông Đức cũng sở hữu một trong những đội bóng hàng đầu của Việt Nam và là người đầu tiên mua máy bay riêng kể từ khi Việt Nam giải phóng và thống nhất đất nước năm 1975 tới nay.

Theo Yến Nhi