Phương tiện truyền thông Internet ra đời đánh dấu sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu. Con người tiếp cận thông tin dễ dàng hơn nhờ internet. Tuy nhiên, thông tin tràn lan buộc người dùng phải tiếp nhận chọn lọc.
Vì thế, câu hỏi đặt ra cho nhà quảng cáo tiếp thị: “Gieo thông điệp vào tâm trí khách hàng bằng cách nào?”.
Để thông điệp của mình không bị khách hàng lọc bỏ, các marketer không ngừng tạo ra cách tiếp cận mới, phương tiện truyền thông đa dạng nhắm đến khách hàng mục tiêu.
Với ưu thế vượt trội, Internet đang là phương tiện quảng cáo và truyền thông có lợi thế hơn hẳn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy vào mục tiêu cụ thể của nhà tiếp thị, quảng cáo trên Internet có nhiều hình thức như: CPD, CPM, CPC, CPA.
CPD (Cost per Duration), tức tính tiền theo thời gian đăng banner. Với hình thức này, nhà quảng cáo thường đặt các banner (dạng gif, flash hay video) lên các website nổi tiếng như 24h.com.vn, VnExpress, Dân trí…
CPM (Cost per Impression), giá cho mỗi 1000 lần hiển thị. Nhà quảng cáo chạy quảng cáo CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo được phục vụ, chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để hiển thị quảng cáo và trả tiền mỗi khi quảng cáo của họ xuất hiện.
CPC (Cost per Click hay PPC Pay per Click đều là một), có nghĩa là bạn chỉ phải trả tiền cho mỗi click từ khách hàng tiềm năng của mình.
CPA (Cost per Action hay PPA Pay per Click), là hình thức nhà quảng cáo trả tiền cho bên đăng quảng cáo dựa trên số lần khách hàng thực hiện một hành động như đăng ký tài khoản, mua hàng, …
Tùy thuộc mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp:
Quảng bá thương hiệu.
Nhắm đến mục tiêu quảng bá thương hiệu, CPD và CPM là 2 hình thức khá phù hợp. Khi người dùng đọc tin tức hay tìm kiếm thông tin trên web, họ bắt gặp những banner hình ảnh nhắc nhở thông điệp và mang thông tin sự kiện của thương hiệu. Trong khi CPD đã là hình thức khá phổ biến, thì CPM vẫn còn là 1 hình thức mới mẻ. Tuy nhiên, CPD bộc lộ một số điểm yếu, thiếu linh hoạt, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng, chưa tối ưu được chi phí của doanh nghiệp. Khắc phục được những điểm yếu trên của CPD, CPM sẽ là hình thức được ưa chuộng và phổ biến tại Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của hình thức quảng cáo CPM chính là tính nhắm chọn. Doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng mục tiêu nhưng không cần quảng cáo trên các site đặc thù, lượng truy cập khiêm tốn. Thay vào đó, các banner được đặt trên các site lớn nhưng hiển thị có chọn lọc đối với từng đối tượng phù. Với CPM, doanh nghiệp có thể nhắm đến mọi đối tượng trong những phân khúc nhỏ nhất mà họ nhắm tới như : Địa lí, theo tên miền, thiết bị truy cập Internet, theo hệ điều hành của thiết bị, theo băng thông và thời gian cụ thể. Hình thức quảng cáo CPM còn có thể cho phép điều khiển tần suất hiển thị của mỗi banner theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Ví dụ: Bạn có 1 của hàng chuyên bán đồng hồ thụy sĩ, nhãn hiệu Rado, Tissot,…ở TP Hồ Chí Minh. Bạn mong muốn tăng doanh thu trong tháng tới. Bạn mua gói quảng cáo CPM của công ty 24H, đăng trên website 24h.com.vn. Khách hàng mục tiêu của bạn là những người có thu nhập cao, có thể mua đồng hồ của bạn. Bạn có thể yêu cầu, banner chỉ xuất hiện trên website 24h.com.vn dành cho điện thoại thông minh ở Hồ Chí Minh. Mỗi người dùng có thể thấy banner của bạn mấy lần là theo ý muốn của bạn.
Do đó, quảng cáo CPM mang thông điệp đến đúng đối tượng, đúng không gian, thời gian. Thông điệp của bạn được khách hàng tiếp nhận và quan tâm.
Tại Việt Nam, một số công ty đi đầu như 24H, Admicro nghiên cứu và ứng dụng thành công dịch vụ này. Với vai trò là công ty cung cấp dịch vụ CPM, 24H sử dụng công cụ Doubleclick For Publisher, công cụ đo lường uy tín do Google cung cấp. Quảng cáo CPM của Công ty 24H hứa hẹn sẽ mang đến gói dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng của mình.
Thương mại điện tử.
Đối với những doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, hình thức quảng cáo theo CPC và CPA sẽ là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên, quảng cáo CPC thường gặp vấn đề spam click, việc tính toán cũng rất phức tạp, chưa có công cụ đo lường hiệu quả được tin dùng. Do những hạn chế về mặt công nghệ quảng cáo trên, doanh nghiệp Việt vẫn chưa có nhiều cơ hội tiếp cận và sử dụng hình thức CPC và CPA. Hiện tại các doanh nghiệp có thể tìm thấy hình thức quảng cáo này ở dịch vụ của Google Adwords hay Facebook Ads.
Thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam ngày càng phát triển theo những trào lưu mới của thế giới. Dịch vụ quảng cáo sẽ ngày càng đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cũng như với từng nhu cầu quảng cáo khác nhau. Bài toán đặt ra cho nhà quảng cáo là nên cân nhắc đối tượng mục tiêu, và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp, đem lại hiệu quả nhất cho thương hiệu.
Trong những năm tới đây, đáp ứng với nhu cầu quảng bá thương hiệu cũng như thương mại điện tử Việt Nam, 3 hình thức quảng cáo trực tuyến chủ đạo sẽ là CPM, CPC và CPA.
Theo Phương Linh