Nhân viên dũng cảm

Trong công ty, nhân viên của bạn có lên tiếng góp ý và dám đương đầu với nguy cơ mất việc?
Trong công ty luôn có nhiều loại nhân viên, công ty nào cũng là sự kết hợp của những mặt tốt và xấu. Nhưng có một kiểu nhân viên mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng cần chiêu mộ: đó là những nhân viên dũng cảm.

Nếu đứng trong ranh giới an toàn, bạn sẽ không đi tới đâu cả. Trong các công ty, nhân viên hầu hết đều không dám “đánh rắn động rừng”. Họ bị nỗi sợ chi phối, sự sợ hãi đó dập tắt ngọn lửa nhiệt huyết, khiến họ không bao giờ lên tiếng góp ý về bất cứ điều gì.
Hậu quả là công việc kinh doanh sẽ không đạt được kết quả tốt nhất. Nhân viên của bạn cần có chút liều lĩnh, dám nghĩ và nêu lên những góp ý khi cần. Họ sẽ là người dám nói lên những điều khách hàng và công ty bạn đang mong muốn. Những nhân viên này sẽ luôn dũng cảm nêu lên các vấn đề quan trọng mà không cần giữ bản thân trong ranh giới an toàn.
Một điều quan trọng là khi họ nói lên suy nghĩ của mình, bạn phản ứng như thế nào? Bạn gạt bỏ hay lắng nghe và trân trọng ý kiến của họ? Sự dũng cảm của nhân viên là cần thiết, nhưng bạn vẫn cần tạo sự an toàn để nhân viên thể hiện điều đó.
Để nhân viên cảm thấy an toàn và sẵn sàng cộng tác thì cần có sự thay đổi sâu rộng trong văn hóa doanh nghiệp và thuyết phục họ hiểu rằng chi phí và lợi nhuận của công ty phụ thuộc phần nào ý kiến của họ.
Để giảm thiểu chi phí và tạo hiệu quả trong công việc, bạn cần sẵn sàng đón nhận, tiếp thu và khơi gợi ý kiến từ nhân viên. Đồng thời, nhân viên cũng cần tự loại bỏ những câu chuyện vô căn cứ khiến họ có tâm lý im lặng. Bạn cũng cần đưa ra chính sách thưởng phạt phân minh nhằm kích thích và động viên nhân viên chia sẻ ý kiến nhiều hơn, từ đó tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.

Theo navigos