Đào tạo Giải hòa những bất hòa

Giải hòa những bất hòa

14
Là một nhà quản lý, trách nhiệm của bạn là hoà giải sự căng thẳng tại nơi làm việc một cách hiệu quả và công bằng 

Ảnh minh họa

Nhà công nghiệp và hảo tâm John D. Rockefeller đã từng nói: “Tôi sẽ trả lương nhiều hơn cho khả năng giao tiếp với con người hơn là những phẩm chất khác của người quản lý.” 
Những thử thách mà người quản lý ít được trang bị để đối mặt là những bất hoà giữa các cá nhân, trong văn phòng, được đặt trên đầu. Những nhà quản lý thường thiếu sự sáng suốt khi bất hoà xảy ra bởi vì họ thiếu những kỹ năng để vượt qua áp lực. 
Một phương pháp gồm sáu bước để hoà giải bất hoà cho phép nhà quản lý đưa ra giải pháp hơn là bênh vực bên gần nhất về xu hướng, tư tưởng hoặc, tồi tệ nhất là, bỏ qua sự bất hòa và hy vọng rằng nó sẽ biến mất. 

1. Gặp gỡ những bên bất hoà 
Ở dấu hiệu đầu tiên của sự tranh chấp, cô lập những bên tham gia chính và cùng gặp gỡ họ. Hãy đừng đề nghị họ tự giải quyết sự tranh chấp. Thường là họ sẽ kéo thêm những bạn đồng nghiệp để về phía họ. Kết quả của việc phân chia trong văn phòng sẽ làm thiệt hại về năng suất và tinh thần. 

2. Không thiên vị bên nào 
Hãy không cho phép bản thân bạn thiên vị một phía để nghe câu chuyện của một người trong việc bất hoà. Nhấn mạnh rằng hai bên cùng có mặt, và phổ biến rằng sự quan tâm chính của bạn là phúc lợi của công ty và toàn bộ tập thể nhân viên. 

3. Có một bức tranh toàn diện 
Sau khi những câu chuyện được kể ra, hãy để mỗi bên lặp lại câu chuyện về đối phương cho đến khi anh ta thoã mãn. Trích dẫn những sự việc khi đối phương nhận thấy họ giảm sự căng thẳng và mở cửa cho sự dàn xếp. 

4. Tránh giải pháp vội vàng 
Để tránh không ra quyết định, lên lịch cho buổi họp tiếp theo trong cùng này, nếu có thể để sự bất hòa sẽ không trở nên nghiêm trọng qua ngày hôm sau. Sự hoãn lại ra quyết định báo cho cả hai bên rằng người lãnh đạo sẽ không vội vã ra quyết định. 

5. Hãy khách quan 
Hãy thu thập thông tin một cách độc lập mà có thể trợ giúp việc giải quyết tranh chấp. Hãy ra quyết định sơ bộ trước và thử nghiệm giá trị của nó một cách công bằng. Cố gắng đạt sự dàn xếp dựa trên cơ sở lý luận. 
Thử nghiệm tính khách quan của bạn bằng cách đảo ngược những vai trò của các bên tham gia khi cân nhắc giải pháp. 

6. Cuộc họp tiếp theo 
Cuối cùng, triệu tập buổi họp tiếp theo. Cả hai bên phải có mặt. Nói lên lý do và sau đó là quyết định của bạn. Lý do luôn được phát biểu trước sự quyết định, để cả hai bên có thể theo dõi cơ sở hợp lý đằng sau giải pháp của bạn. Nếu bạn thực hiện công việc bán cơ sở lý luận hỗ trợ lý do của bạn một cách hiệu quả, cơ hội mà những bên hiếu thắng sẽ kháng lại quyết định của bạn lên cấp cao hơn sẽ ít đi. 
Đừng bỏ quá nhiều thời gian để thực hiện phương pháp sáu bước này. Hãy ngắn gọn, thằng thắn, và trung thực. Hơn những gì hết, hãy đảm bảo rằng bạn lắng nghe một cách tích cực về nỗi lo lắng của các bên. 
Được lắng nghe là một trong những ước muốn cơ bản nhất của con người. Bất kỳ ai mà cảm thấy không được lắng nghe sẽ không tập trung và thường trở nên không hợp tác. Tách các bên ra khỏi vấn đề một cách nhanh chóng. Nếu nhà quản lý xem con người như vấn đề, thì có rất ít hy vọng cho một giải pháp hợp tình hợp lý. 
Những nhà lãnh đạo có tài hiểu và chấp nhận rằng vai trò của của họ không được nổi tiếng mà phải là công bằng. Không có ai sẽ khâm phục về sự thông minh và sắc sảo của người lãnh đạo khi sự căng thẳng tại nơi làm việc. 
Sự góp phần to lớn nhất của nhà lãnh đạo có thể tạo phúc lợi cho mọi người trong công ty là phổ biến rằng sự bất hoà sẽ được giải quyết một cách công bằng và nhanh chóng.