7 điều các nhà lãnh đạo vĩ đại thường làm

Bạn là một nhà lãnh đạo vĩ đại hay chỉ là một nhà quản lý đơn thuần? Bạn thực sự được mọi người tôn trọng hay bạn chỉ có một chức danh để cho oai? Dưới đây là những điều tạo nên sự khác biệt.

Ảnh minh họa

1. Nhà lãnh đạo vĩ đại gắn công việc hàng ngày với các mục tiêu lớn. Nhà quản lý đơn thuần chỉ tập trung vào việc trước mắt.
Thật dễ để chỉ tập trung vào những việc mang tính cấp bách hơn là những việc quan trọng. Người quản lý đơn thuần dành hầu hết năng lượng vào các công việc hàng ngày và khiển trách nhân viên vì đã không đạt được các mục tiêu ngắn hạn mà không xét tới tầm quan trọng lâu dài của những mục tiêu này.
Trái lại, nhà lãnh đạo vĩ đại thực sự ít quan tâm tới các báo cáo xử lý giao dịch hoặc những thứ tương tự như vậy ở nơi làm việc của họ. Những thứ có ý nghĩa với họ nhất là những thứ thực sự có ý nghĩa nhất.
2. Nhà lãnh đạo vĩ đại nhìn nhận mọi người như chính bản thân họ. Nhà quản lý đơn thuần chỉ coi trọng chức danh hay sơ đồ tổ chức.
Nếu bạn thấy bản thân mình thường xuyên gọi mọi người trong nhóm theo chức danh kèm theo tên họ thì hãy cẩn thận, bạn đang trên đường trở thành một nhà quản lý chứ không phải là nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo thực sự nghĩ về mọi người theo cách riêng biệt và toàn diện, cố gắng hiểu điểm mạnh, điểm yếu, các mục tiêu và sở thích của họ.
3. Nhà lãnh đạo vĩ đại muốn giành được sự tôn trọng. Nhà quản lý đơn thuần muốn được mọi người yêu thích.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại không phải lúc nào cũng được yêu thích nhất. Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhận ra rằng vai trò của họ là khiến mọi người làm mọi việc mà họ có thể không muốn làm, để đạt được các mục tiêu mà họ muốn đạt được.
Điều này trái ngược với các nhà quản lý đơn thuần, những người muốn được ưa thích hoặc cố thuyết phục bản thân rằng họ không quan tâm. Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết rằng sự thân mật là cần thiết nhưng đôi lúc họ cũng phải hi sinh sự yêu thích trước mắt để đạt được sự tôn trọng lâu dài.
4. Nhà lãnh đạo thực sự sẽ vui mừng khi các thành viên nhóm đạt được những điều tuyệt vời. Nhà quản lý đơn thuần cảm thấy bị đe dọa.
Trong kế hoạch công việc, nhà quảnlý đơn thuần sẽ không có nhiều việc. Họ không mấy thiết tha trong cuộc sống và chỉ đảm nhiệm vai trò chỉ tay năm ngón. Đó là tất cả những gì họ có, và kết quả là nỗi sợ mất đi vai trò đó có thể choán hết tâm trí họ. Vì vậy, khi một thành viên trong nhóm làm tốt hơn họ, nhà quản lý sẽ lo sợ trước tiên về việc người kia trở nên tỏa sáng hơn họ.
Nhà lãnh đạo thực sự lại lấy làm tự hào về thành tích của các thành viên trong nhóm. Họ không tạo ra những người đi theo họ mà thay vào đó họ phát triển các nhà lãnh đạo khác.
5. Nhà lãnh đạo lớn giúp nâng cao mọi người bằng sự trung thực và minh bạch. Nhà quản lý đơn thuần sẽ che giấu thông tin như thể nó là của riêng họ.
Nhà lãnh đạo lớn hiểu rằng tất cả mọi người đều bình đẳng. Sự minh bạch sẽ thể hiện sự tôn trọng của họ đối với đội nhóm và giúp họ làm tốt công việc của họ.
Nhà quản lý đơn thuần sợ rằng chia sẻ thông tin có thể làm mất ưu thế. Vì vậy, họ sẽ giấu bài và “dìm hàng” đội ngũ trong quá trình làm việc.
6. Nhà lãnh đạo lớn hiểu rằng nếu cả đội có thiếu sót thì họ sẽ chịu trách nhiệm. Nhà quản lý sẽ đổ lỗi cho cả nhóm.
Nhà quản lý đơn thuần không có được sự tôn trọng của mọi người nên họ thường xuyên sợ mất quyền lực. Nếu cả nhóm không hoàn thành được các mục tiêu, nhà quản lý đơn thuần sẽ chỉ lo lắng về việc mất chức.
Nhà lãnh đạo thực sự lại nhận ra rằng mọi thiếu sót của cả nhóm đều do lỗi của họ. Ngay cả khi họ tin rằng một thành viên nhóm đã gây ra điều này, thì họ thực sự vẫn nhận lỗi và khích lệ cả nhóm làm tốt hơn.
7. Nhà lãnh đạo vĩ đại chỉ quan tâm tới kết quả. Nhà quản lý đơn thuần chỉ quan tâm tới cách thức thực hiện.
Công bằng mà nói, một số vị trí quản lý của các tổ chức được tạo ra để bảo vệ các quá trình, chứ không phải là trao quyền cho mọi người. Mặc dù vậy, tôi cho rằng những chức danh này cũng có chút lôi cuốn với bạn. Nói một cách nghiêm túc, ai cần quan tâm tới quá trình thực hiện khi các kết quả đều tích cực?
Bạn cũng có thể nhận ra rằng điều này sẽ đặt bạn vào nhóm các nhà lãnh đạo thuộc thiểu số. Nguyên tắc chính mà một nhà lãnh đạo thực sự sống theo là nên tháo vát, giỏi xoay sở, việc tha thứ sẽ dễ dàng hơn là chờ đợi được cho phép.

Theo INC