Nếu nhìn qua thì có vẻ nghề tài chính vẫn không mất độ “hot” của mình, nhưng nếu nhìn cả quá trình vài thập niên thì rõ ràng thị trường lao động đang có sự chuyển dịch dần dần.
Mặc dù số nhân viên làm trong ngành ngân hàng đã tăng trở lại kể từ năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động trong ngành này xét theo tổng số lại suy giảm.
Rõ ràng, lao động ngành tài chính đã tăng trưởng đến mức đỉnh trong giai đoạn thập niên 90 và 2000. Đóng góp vào GDP của lao động ngành tài chính chỉ đạt 10,3% năm 1947 nhưng lại tiếp tục tăng qua thập niên 90 và đạt đỉnh 20,5% năm 2002. Kể từ đó, đóng góp GDP của lao động ngành này tại Mỹ bắt đầu đi ngang.
Năm 2015, tỷ lệ này chỉ đạt 20,3%.
Dù số lượng giao dịch viên ngành ngân hàng giảm nhưng nhân viên trong các mảng khác lại tăng nên lao động của lĩnh vực này vẫn đi lên cho đến cuộc khủng hoảng 2007 mới chấm dứt.
Đối với mảng đầu tư, số lao động trong lĩnh vực này đã tăng gấp đôi kể từ thập niên 90 nhưng ngành nghề cụ thể lại có sự thay đổi. Theo đó, nhiều lao động chuyển từ nghề môi giới tài chính sang cố vấn hoặc tư vấn đầu tư, hay chuyển sang làm việc cho các quỹ đầu tư với mức lương hấp dẫn hơn.
Theo Trí Thức Trẻ