Năm 2013, Việt Nam và thế giới đã chứng kiến một cơn sốt khủng với trò chơi ứng dụng điện thoại “Flappy Bird” do lập trình viên Người Việt – Nguyễn Hà Đông sáng chế. Mặc dù game nhận được hiệu ứng tích cực từ phía các game thủ trong và ngoài nước, song bên cạnh đó cũng nhận không ít lời “bàn ra tán vào” cho rằng game đơn giản, nổi lên nhờ may mắn hay giống với phiên bản game nước ngoài Mario của Nintendo (Nhật), cùng một số rào cản về quy định luật thuế từ phía nhà nước. Cuối cùng, chủ nhân của nó đã phải chọn cách gỡ bỏ Game trên các ứng dụng vì không chịu nổi áp lực.
Khôngnói đâu xa, điển hình gần đây nhất chính là chiếc smartphone Bphone củaBkav ra mắt ngày 2/6/2015. Chiếc điện thoại có cấu hình thuộc loại“khủng” như Chip Snapdragon 801, Ram 3GB, màn hình Full HD, camera 13Mpcó kính saphire, và nhiều tiện ích khác, có thể nói, B-phone không thuakém những chiếc smartphone của Apple, Samsung hay LG. Tuy nhiên, cho đếnnay, liệu có bao nhiêu người sành công nghệ chưa kể là người tiêu dùngViệt dám bỏ ra số tiền tương đương Apple hay Samsung để mua Bphone Bkav?
Tại sao các sản phẩm công nghệ Việt luôn bị “Đối xử tệ”?
Khôngthể phủ nhận mỗi sản phẩm công nghệ “Made-in-Vietnam” nêu trên đều cónhững nhược điểm riêng của nó, chẳng hạn như Flappy Bird, mặc dù đã bịgỡ bỏ, nhưng xét về góc nhìn công nghệ, nếu không có yếu tố đặc biệt nàođó thì liệu game có thể tạo nên cơn sốt như vừa qua. Hay Bphone, mặc dùđược Bkav quảng cáo rầm rộ là chiếc “Điện thoại đẹp nhất thế giới”,“Siêu phẩm hàng đầu thế giới” khiến người tiêu dùng phản cảm, hoài nghi,song vẫn không thể phủ nhận các tính năng hữu ích mà nó mang lại xứngtầm công nghệ trên thế giới. Vậy, điều gì khiến Flappy Bird, Bphone haycác sản phẩm công nghệ Việt khác bị “Đối xử tệ” hoặc chưa thể chiếm đượcniềm tin người Việt?
Tâmlý sính ngoại, đố kỵ, a dua theo số đông dường như đã ăn sâu vào máumỗi người Việt Nam, đó chính là rào cản lớn nhất cho các mặt hàng “Côngnghệ Việt” trên con đường chinh phục niềm tin của chính người tiêu dùngViệt. Bên cạnh đó, sự thiếu thốn các chính sách hỗ trợ thích đáng từphía nhà nước hay các cơ quan ban ngành cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sựthành công của mỗi sản phẩm “Made-in-Vietnam” được tung ra thị trường.
Lối đi nào cho sản phẩm công nghệ “Made-in-Vietnam”?
Nhắcđến sản phẩm công nghệ Việt, gần đây, tại các diễn đàn công nghiệp, cáccuộc hội chợ – triển lãm hay trên các phương tiện thông tin, một sảnphẩm công nghệ laser “Made-in-Vietnam” – Máy khắc cắt laser– được công bố bởi một đơn vị trong nước chuyên kinh doanh và sản xuấtcác thiết bị công nghệ laser. Chiếc máy này có vai trò tích cực trongviệc gia công, xử lý các thiết bị trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như ôtô, cơ khí, khuôn mẫu, kim hoàn,…
Mặtkhác, sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao thích ứng tốt với nhu cầu thịtrường, đây cũng là lợi thế cạnh tranh với các dòng máy nhập khẩu cùngloại bởi giá thành thấp hơn. Đại diện đơn vị này cho biết:
“Máyra đời từ năm 2012 và được Trung tâm đo lường chất lượng QUATEST chứngnhận đạt chuẩn chất lượng. Trong suốt gần 4 năm qua, sản phẩm đã nhậnđược phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nướcnhư Kềm nghĩa, Sumitomo, Mercedez-Ben, Fischer,…khi lựa chọn đưa vàodây chuyền sản xuất”.
Đâylà một dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt vốn đang rất cần nhữngcon người mạnh dạn “dám nghĩ, dám làm”. Thiết nghĩ, nếu mỗi người Việtchúng ta có cái nhìn thoáng hơn, tích cực hơn đối với mỗi sản phẩm dochính chúng ta làm ra, thì cho dù sản phẩm đó còn nhiều nhược điểm haythất bại đi chăng nữa thì cũng là một điều nên “tự hào” thay vì quaylưng, chê bai hay chỉ trích.
Theo Trí Thức Trẻ