Theo một ngiên cứu mới đây của Liên Hiệp Quốc (UN), thay đổi thời thiết và tình trạng nóng dần lên của trái đất có thể khiến nền kinh tế toàn cầu mất hơn 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và khiến số giờ làm tại một số nước nghèo nhất thế giới bị thu hẹp.
Tổng GDP của Trung Quốc sẽ giảm 1% còn Indonesia là 6% vào năm 2030 do những tác động từ thời tiết.
Việc nhiệt độ ngày càng tăng tại khu vực Đông Nam Á cũng khiến tổng số giờ làm việc tại đây hàng năm giảm từ 15-20% và tỷ lệ này có thể tăng gấp đôi vào năm 2050.
Riêng với Việt Nam, nắng nóng có thể khiến GDP mất khoảng gần 6% trong khi những thiên tai khác khiến GDP mất gần 11% tính đến năm 2030.
Tổng chi phí nhằm giải quyết những thiệt hại trên đã vượt 4 nghìn tỷ USD, tương đương vưới tổng GDP của Đức hiện nay.
Với tình trạng nắng nóng, số giờ làm công sẽ giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Trong khi đó, những nước giàu sẽ phải chi tiêu nhiều nguồn lực tài chính hơn nữa nhằm đối phó với sự thay đổi này.
Tính đến năm 2030, tổng GDP của cả Ấn Độ và Trung Quốc có thể bị mất tới 450 tỷ USD.
Những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình là những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ thay đổi khí hậu dù họ không phải là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính cũng như thải nhiều khí các bon. Trái ngược lại, những nước giàu, thủ phạm chính của thay đổi môi trường toàn cầu lại chịu tác động ít hơn từ nắng nóng.
Một số nước như Nga, Na Uy và Thụy Điển cũng sẽ chịu sự suy giảm về GDP do thời tiết mùa đông trở nên khắc nghiệt hơn.
Bên cạnh đó, thay đổi thời tiết chủ yếu tác động đến những ngành kinh tế kỹ thuật thấp hoặc thu nhập thấp, như ngành công nghiệp nặng, nông nghiệp hay sản xuất. Yếu tố này sẽ khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia cũng như trong xã hội ngành càng bị nới rộng.
Ngoài ra, nhu cầu về điều hòa nhiệt độ tại các văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở sẽ tăng, qua đó gia tăng gánh nặng cho ngành năng lượng trên toàn cầu.
Ví dụ một thành phố có kích thước rộng như thủ đô Bangkok-Thái Lan cần thêm 2 GW điện cho mỗi 1 độ C tăng lên.
Theo Trí Thức Trẻ