Trong những năm gần đây, vấn đề bảo mật dữ liệu và
quản lý nguồn thông tin một cách hiệu quả trước ‘cơn lốc’ internet và
nguy cơ bị rò rỉ các thông tin mật ra ngoài xã hội được các công ty rất
chú trọng.
Việc tuyển dụng nhân sự chuyên trách về quản lý thông tin
(còn được gọi là CIO – Chief Information Officers) ra đời từ năm 1994
tại Mỹ và bây giờ là thời điểm mà lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ nhất.
Vai trò của CIO là rất quan trọng, đây là vị trí giao
thoa giữa hai luồng quan hệ đối nội và đối ngoại trong một công ty.
Trong quan hệ đối nội, CIO được coi như trung gian giữa bốn vị trí chủ
chốt nhất: giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, các cổ đông và những
người sử dụng hệ thống thông tin.
Trong quan hệ đối ngoại, CIO có trách nhiệm thông
suốt thông tin với khách hàng, các công ty đối tác, với ngân hàng và
công ty mẹ (đối với các chi nhánh). Vì tầm quan trọng này, các CIO
thường nhận được mức đãi ngộ cao gấp hai hoặc ba lần so với mức lương
của người giữ chức vụ tương đương ngang cấp. T
rên thế giới, Mỹ và Anh là những quốc gia đi đầu
trong việc sử dụng CIO và hệ thống CIO ở đây cũng được coi là chuẩn mực.
Tại Châu Á, một số quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh như Trung
Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… các công ty đều xây dựng hệ thống
CIO và coi đó là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của
mình.
Hiện nay, mỗi công ty, doanh nghiệp đều cần có CIO để quản lý
thông tin nội bộ của đơn vị mình bởi công nghệ thông tin đã gắn liền với
công việc của từng ngành.
Theo nhansu.timviecnhanh.com